Sau vụ bùng nổ mỡ bẩn trong thị trường, nhằm tăng cường việc đảm bảo an toàn thực phẩm, Viện Hành chính một lần nữa sửa đổi luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao trách nhiệm hình sự và tiền phạt của những doanh nghiệp bất chính.
Ngày 25/9 tại cuộc họp Viện Hành chính thông qua dự thảo luật sửa đổi đối với loại thực phẩm xấu, loại giả mạo hoặc các chất phụ gia chưa cho phép thêm vào, sẽ từ mức phạt hiện hành là án tù có thời hạn dưới 5 năm cho đề cao lên 7 năm, đồng thời bị xử phạt tiền từ 80 triệu Đài tệ trở lên ; đối với những doanh nghiệp kinh doanh bất chính có hành vi làm hại tới sức khỏe con người sẽ bị phạt án tù có thời hạn dưới 7 năm, và phải đóng tiền phạt dưới 100 triệu Đài tệ ; còn làm cho người bị trọng thương, sẽ bị xử án tù có thời hạn trên 3 năm và cao nhất là án tù có thời hạn dưới 10 năm, đồng thời phải nộp phạt với số tiền dưới 150 triệu Đài tệ.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phúc lợi Hứa Minh Năng cho biết : “Về mức phạt hình sự, đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xấu, làm giả, ban đầu sẽ bị xử án tù dưới 5 năm, nay cho nâng cao lên 7 năm, về phần tiền phạt, bất kể là thực phẩm xấu, thực phẩm giả mạo hoặc làm hại đến sức khỏe con người, gây trọng thương hoặc tử vong, về mức xử phạt hình sự không có tăng lên, nhưng về tiền phạt thì sẽ được tăng lên gấp 10 lần so với mức phạt ban đầu”.
Lần này, trong cuộc họp sửa đổi luật quản lý thực phẩm không có ấn định điều quy định lần ngược theo những vụ việc đã xảy ra trước kia, nhưng sẽ cho xóa bỏ điều thứ 49 trong luật quản lý thực phẩm, và tăng thêm mục thứ 3 trong điều thứ 2 của luật hình sự, nghĩa là khi bị xử phạt hành chính sẽ không bị bãi bỏ một lần nữa mức phạt hình sự, để tránh việc tái diễn lại tình trạng vụ dầu ăn của xí nghiệp Đại Thống “một vụ việc không bị phạt hai lần” ; do đó, chính quyền thành phố Cao Hùng sẽ không cần bãi bỏ số tiền 50 triệu Đài tệ trong vụ việc xử phạt Công ty Chang Guann sản xuất mỡ bẩn khi bị xử phạt khoản tiền này.
Minh Hà