:::

10 câu nói dễ khiến những người trong gia đình có người cần chăm sóc cảm thấy mủi lòng trong dịp Tết

  • 04 February, 2015
  • Editor
10 câu nói dễ khiến những người trong gia đình có người cần chăm sóc cảm thấy mủi lòng trong dịp Tết
10 câu nói dễ khiến người chăm sóc mủi lòng vào dịp Tết

Tết Âm lịch đã kề cận, vào ngày 4-2, Tổng hiệp hội quan tâm người chăm sóc gia đình Trung Hoa Dân Quốc đặc biệt chỉ ra, vào dịp Tết khi bạn bè họ hàng vui vẻ sum họp, ngược lại chính là dịp những người trong gia đình có người cần chăm sóc cảm thấy rầu lòng nhất, bởi vì nhà ai nhà nấy đều chuẩn bị ăn Tết, nhưng người trong gia đình có người cần chăm sóc có khả năng không có đủ thời gian để đi sắm đồ Tết, dọn dẹp nhà cửa, thấy những người đi làm công sở được nghỉ Tết, còn bản thân quanh năm không được nghỉ, thậm chí còn bận rộn hơn, sẽ cảm thấy áp lực rất lớn.

 

Đài Loan có hàng triệu gia đình có người cần được chăm sóc, phải chịu trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già hoặc con cái không có khả năng tự lo liệu, do áp lực chăm sóc người nhà rất lớn, nên thường nghe tin về những trường hợp người chăm sóc không chịu đựng nổi, dẫn đến bi kịch tự làm tổn thương bản thân hoặc gây tổn thương cho người nhà.

 

Tổng hiệp hội quan tâm người chăm sóc gia đình Trung Hoa Dân Quốc đặc biệt công bố 10 câu nói dễ khiến những người trong gia đình có người cần chăm sóc cảm thấy mủi lòng. Hội trưởng Tổng hiệp hội quan tâm người chăm sóc gia đình Trung Hoa Dân Quốc bà Trần Chính Phần nói: “Ví dụ như nói: “Chị chăm sóc như thế nào? Sao lại ra nông nỗi này?”, thì cụm từ “Ra nông nỗi này” sẽ khiến người chăm sóc cảm thấy rất buồn, tôi đã rất tận tình chăm sóc rồi, tôi đã để người bệnh duy trì được như vậy, kết quả anh lại nói “Ra nông nỗi này”; còn có một tình trạng khác, đó là có người thường ngày không hề chăm sóc, nhưng có đóng góp tiền bạc, người đó nói: “Chị đừng có suốt ngày kêu ca tiền không đủ, tôi đã bỏ ra bao nhiêu tiền rồi còn gì”, nhưng vì người đó không trực tiếp chăm sóc, nên không hiểu được người chăm sóc đã phải tiêu rất nhiều khoản lặt vặt; hoặc còn có trường hợp có người trách móc người chịu trách nhiệm chăm sóc là đàn ông rằng: “Sao anh không chịu đi làm?”, thì nếu người đó muốn chăm sóc người nhà, chắc chắc quyết định của người đó là có lý do.”

 

Ngoài ra, ví dụ như cách nói: “Anh có chăm được không vậy? Không biết cách chăm cũng không chịu bỏ tiền ra mời người chăm”, hay là “Sao nhà cửa không dọn dẹp gì cả?”, “Anh có chăm sóc tốt hơn thế, tài sản cũng chẳng chia cho anh đâu”; hoặc câu nói: “Trong nhà có người bệnh, vậy mà cô vẫn còn muốn đi ra ngoài”..v..v.., đó đều là những câu nói làm tình hình càng thêm xấu hơn, cần tránh không nên nói.

 

Bà Trần Chính Phần nói, nên dành cho những người chăm sóc sự khẳng định tích cực, thông cảm với sự vất vả của những người chăm sóc người nhà bị bệnh hoặc không có khả năng tự lo liệu, ít nhất phải để họ có 3 ngày để nghỉ mệt trong dịp Tết, để họ được ra ngoài hít thở không khí, có nghỉ ngơi tốt mới có thể tiếp tục vượt qua chặng đường dài trước mặt.

Hải Ly

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore