close
Rti Tiếng ViệtTải App RTI ngay
Mở
:::

Ủy ban bầu cử trung ương sửa đổi Luật trưng cầu dân ý: Nhân quyền không được mang ra trưng cầu dân ý.

  • 13 December, 2018
  • Thúy Anh
Ủy ban bầu cử trung ương sửa đổi Luật trưng cầu dân ý: Nhân quyền không được mang ra trưng cầu dân ý.
Ủy ban bầu cử trung ương sửa đổi Luật trưng cầu dân ý: Nhân quyền không được mang ra trưng cầu dân ý.

Cuộc bầu cử kết hợp trưng cầu dân ý lần này đã xảy ra nhiều vấn đề gây bức xức trong dư luận, sáng ngày 13/ 12, quyền chủ nhiệm Ủy ban bầu cử trung ương, ông Trần Triều Kiến khi báo cáo tại Ủy ban nội chính Viện Lập Pháp bày tỏ, Ủy ban bầu cử trung ương sẽ tiến hành sửa đổi “Luật Trưng cầu dân ý”, trong đó có 7 điểm sửa đổi trọng điểm, bao gồm kéo dài thời gian chuẩn bị cuộc bầu cử trưng cầu dân ý, nới lỏng quy định trưng cầu dân ý “phải” kết hợp với  cuộc bầu cử Đại biểu trên toàn quốc, rút ngắn số lượng từ ngữ trong văn bản chính của đề mục trưng cầu dân ý, nghị đề nhân quyền không được đưa vào trưng cầu dân ý, kêu gọi thành lập đề án chỉ được giới hạn đề xuất 1 lần, v.v.. Tại buổi báo cáo, ông Trần Triều Kiến chỉ ra, xem xét thời gian cần thiết thực tế cho công tác chuẩn bị cuộc trưng cầu dân ý, và tham chiếu theo quy định về thời hạn của việc bỏ phiếu bầu cử bổ sung công chức, Ủy ban bầu cử trung ương sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi thời hạn tiến hành bỏ phiếu trưng cầu dân ý từ trong vòng 1 đến 6 tháng kể từ khi đề án thành lập, sang trong vòng 3 đến 6 tháng kể từ khi đề án thành lập. Ngoài ra, suy xét về vấn đề các đề án trưng cầu dân ý quá nhiều, nếu gộp chung với bầu cử đại biểu, công chức sẽ khiến cho công tác bỏ phiếu, kiểm phiếu tốn rất nhiều thời gian, do đó, Ủy ban sẽ sửa đổi quy định “Trưng cầu dân ý 'nên' kết hợp với bầu cử toàn quốc", sang “Trưng cầu dân ý 'có thể' kết hợp với cuộc bầu cử toàn quốc". Ông Trần Triều Kiến nói : " Lần sửa đổi luật này thứ nhất là điều chỉnh thời gian cho hợp lý, ví dụ như điều chỉnh thành từ 4 đến 8 tháng, hoặc trong vòng 3 đến 6 tháng, phải tiến hành cùng lúc với bầu cử toàn quốc. Chữ “phải” ở đây cũng nên được chỉnh sửa, thay đổi thành từ “có thể” tiến hành cùng lúc với cuộc bầu cử toàn quốc, như vậy sẽ linh hoạt hơn rất nhiều.”

Ông Trần Triều Kiến bày tỏ, để đẩy nhanh tiến trình bầu cử, sửa đổi luật lần này cũng sẽ giảm thiểu số lượng từ ngữ trong văn bản chính của đề án trưng cầu dân ý, từ giới hạn trong 100 từ xuống không vượt quá 30 từ. Ngoài ra, để phòng tránh việc danh sách người ủng hộ đề án bị mạo danh, như việc mạo danh người đã mất để tham gia ủng hộ, Ủy ban sẽ thêm điều khoản yêu cầu kèm theo bản sao giấy chứng minh thư khi ký tên vào danh sách ủng hộ.

Ngoài ra, Ủy ban bầu cử trung ương cũng sẽ giải quyết tranh luận về vấn đề nhân quyền có được đưa ra trưng cầu dân ý hay không. Ông Trần Triều Kiến cũng cho biết, sau khi các hạng mục trưng cầu dân ý được thông qua, chúng đều có ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng các chính sách hay điều luật và hành chính của chính phủ, nhưng chúng không được vi phạm sự đảm bảo về quyền con người cơ bản được quy định trong Hiến Pháp, vì thế, Ủy ban cũng sẽ sửa đổi luật bài trừ những đề án trưng cầu dân ý mang tính hạn chế hoặc tước đoạt nhân quyền trong tương lai.

Còn về việc không được tuyên truyền trong ngày bầu cử theo quy định của Luật bầu cử và bãi nhiệm, nhưng Luật trưng cầu dân ý lại không có quy định này, ông Trần Triều Kiến cũng bày tỏ, nếu trưng cầu dân ý diễn ra cùng ngày với cuộc bầu cử trên toàn quốc, thì việc bỏ phiếu bầu cử sẽ bị các hoạt động tuyên truyền của trưng cầu dân ý làm rối loạn, do đó, cũng sẽ sửa đổi thêm quy định cấm tuyên truyền về trưng cầu dân ý trong ngày bỏ phiếu như trong Luật bầu cử và bãi nhiệm. Ông Trần Triều Kiến cho biết, Ủy ban bầu cử trung ương sẽ nhanh chóng đưa ra bản thảo sửa đổi Luật trong thời gian ngắn nhất, khi ủy viên lập pháp ông Triệu Chính Vũ  truy vấn chính xác là bao lâu, ông Trần khẳng định “Nhất định sẽ đưa ra bản thảo sửa đổi trong vòng nửa năm”.

Thúy Anh

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore