
Các chuyên gia cho rằng dịch Covid-19 liệu có bình thường hóa giống như virus cúm hay không thì sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn sau dịp Tết Nguyên Đán sang năm. Vào ngày 25/12 khi trả lời các phương tiện truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế - Phúc lợi Trần Thời Trung cũng tán thành nhận định này và nhấn mạnh, nếu chẳng may lại xuất hiện biến chủng mới thì điều này sẽ trở nên khó dự đoán hơn.
Sáng ngày 25/12 Bộ trưởng Bộ Y tế - Phúc lợi Trần Thời Trung đã tới dự lễ trao giải của hoạt động “Biểu dương các vị anh hùng chống dịch Covid-19”, để bày tỏ lời cảm ơn đối với những người đã có đóng góp to lớn trên mặt trận chống dịch.
Để ứng phó với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, có chuyên gia khuyến nghị rằng, tỷ lệ bao phủ vắc-xin của nhóm đối tượng thứ nhất đến thứ ba (gồm đội ngũ nhân viên y tế, đội ngũ phòng chống dịch và lực lượng công tác có xác suất tiếp xúc và lây nhiễm cao) phải đạt 100%. Khi trả lời phỏng vấn, ông Trần Thời Trung cho biết, hiện nay tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của Đài Loan đạt khoảng 95%, tuy nhiên nếu yêu cầu phải đạt được 100% thực sự là rất khó, bởi vì tình trạng sức khỏe của mỗi người một khác, tất nhiên cố gắng để đạt được mức cao nhất là điều cần phải làm.
Còn đối với việc làm thế nào để gia tăng tỷ lệ tiêm mũi vắc-xin tăng cường thứ 3? Theo ông Trần Thời Trung chỉ ra rằng, chủ yếu là vì đối tượng đạt đủ điều kiện có thể tiêm mũi tăng cường hiện vẫn chưa nhiều, chỉ chiếm khoảng 30% so với tổng thể.
Ngoài ra ông Trần Thời Trung tán thành đánh giá nhận định của chuyên gia thuộc lĩnh vực y tế công cộng cho rằng, liệu dịch Covid-19 có trở nên bình thường hóa giống như virus cúm hay không thì sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn sau dịp Tết Nguyên Đán sang năm, ông Trần Thời Trung nói: “ Tôi cũng có suy nghĩ tương tự, vào tầm thời gian đó sự phát triển của toàn bộ tình hình dịch bệnh có lẽ sẽ có một xu hướng rõ rệt hơn, đương nhiên cũng không loại trừ khả năng dịch bệnh sẽ có biến đổi, ví dụ như xuất hiện biến thể mới chẳng hạn, nếu như vậy sẽ khó dự đoán hơn, nếu vẫn chỉ là các biến chủng Delda và Omicron như hiện tại, theo tôi nghĩ rằng chỉ khoảng 1 tháng nữa là có thể đánh giá được diễn biến.”
Ngoài ra cũng có chuyên gia cho rằng, khoảng cách giữa mũi vắc-xin thứ hai với mũi thứ ba từ 5 tháng nên rút ngắn xuống chỉ còn 3 tháng, đối với việc này, ông Trần Thời Trung nhấn mạnh, trong hội nghị chuyên gia của Trung tâm phòng chống dịch bệnh vào tuần trước, đã đưa ra kết luận là 5 tháng, sau này sẽ điều chỉnh tùy thuộc vào diễn biến cụ thể của dịch bệnh, về việc có rút ngắn khoảng cách giữa các mũi tiêm hay không thì cũng sẽ tôn trọng ý kiến của các chuyên gia.
Hải Ly