
Các doanh nghiệp trong nước mỗi năm thải ra 240 nghìn tấn rác nhựa, tương đương với lượng rác nhựa dân sinh, nhưng do rác nhựa của các ngành công nghiệp chất liệu tương đối phức tạp, nên chỉ có 28% được thu hồi tái chế, còn lại đành phải áp dụng biện pháp thiêu hủy. Sở bảo vệ môi trường hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy tái tạo tài nguyên, để thu hồi những sản phẩm nhựa phế thải, tái chế thành túi ni-lông, quạt điện mini, chậu cảnh, v.v…, thành công thiết lập hệ tuần hoàn cho các ngành công nghiệp.
Để giúp nâng cao tỷ lệ tái sử dụng sản phẩm nhựa, Sở Bảo vệ môi trường kết hợp với các doanh nghiệp tái chế, hỗ trợ các ngành công nghiệp rà soát và xác định lại những chủng loại phế liệu có thể thu hồi tái tận dụng, kết hợp với nghiên cứu phát triển để đổi mới kỹ thuật thu hồi tái chế, để tái sử dụng chất thải. Theo lãnh đạo Phòng Quản lý chất thải Sở Bảo vệ môi trường cho biết, do nhựa mà các ngành công nghiệp sử dụng có chất liệu khá phức tạp, vì vậy cần phải đầu tư vào kỹ thuật phân tách, hoặc cần phải nghiên cứu để đổi mới kỹ thuật thu hồi tái chế, có như vậy mới có thể tạo sự tuần hoàn tốt hơn. 00:32
Ví dụ phương pháp đổi mới của các ngành công nghệ, như hãng điện tử lớn TSMC thông qua “Sách trắng về quy định bao bì vật liệu của nhà cung ứng” để quy định việc sử dụng chất liệu ngay từ khâu đầu, đồng thời kết hợp với doanh nghiệp thu hồi tái chế đến tận nhà xưởng hỗ trợ phân loại, tổng cộng đã phát triển ra hơn 20 sản phẩm tái chế, bao gồm túi ni lông tái chế, nhôm thỏi, thanh nhiên liệu SRF, trong năm ngoái tái chế được 8 nghìn tấn nhựa phế thải, tỷ lệ tái chế đạt 66%.
Hay như tập đoàn sản xuất chất bán dẫn ASE thì thành lập “Trung tâm tái tạo tài nguyên tuần hoàn”, gom chung nhựa phế thải của toàn bộ các xưởng lại, rồi phân loại kỹ hơn tùy theo đặc điểm và hình thức chất liệu, tái tận dụng màng đóng gói, đai đóng gói, túi ni lông, túi xốp hơi, đĩa cuộn dây và phim máy ảnh để làm thành túi ni-lông, quạt điện, chậu cảnh, v.v…, trong năm ngoái tập đoàn này tái chế được 4.300 tấn nhựa phế thải, tỷ lệ tái chế đạt 68%.
Theo giám đốc Đồ Tú Muội của ASE cho biết, thực ra nếu để lẫn lộn chung tất cả các chất liệu nhựa khác nhau, sẽ không thể thiết kế và sử dụng chất liệu một cách hiệu quả, mà chỉ có thể dùng làm nhiên liệu, còn nếu ngay từ khâu đầu đã phân loại riêng ra, thì chất liệu nhựa mềm có thể dùng làm túi ni lông, còn chất liệu hạt nhựa cứng có thể tái chế thành một số loại đồ đựng.
Cơ quan bảo vệ môi trường hy vọng thông qua việc đổi mới sáng tạo kỹ thuật thu hồi tái chế, để nang cao tỷ lệ tái chế từ 65% lên thành 75%, giảm thấp tỷ lệ rác thải phải thiêu hủy, thúc đẩy sự tuần hoàn tái tạo cho các ngành công nghiệp.
Hải Ly