close
Rti Tiếng ViệtTải App RTI ngay
Mở
:::

Sự kiện phong trào nông dân ngày 20/5/1988 được giải oan, Ủy ban thúc đẩy chuyển đổi công lý thu hồi phán quyết hình sự đối với tài xế Khưu Hoàng Sinh

  • 20 April, 2022
  • Hải Ly
Sự kiện phong trào nông dân ngày 20/5/1988 được giải oan, Ủy ban thúc đẩy chuyển đổi công lý thu hồi phán quyết hình sự đối với tài xế Khưu Hoàng Sinh
Trụ sở Ủy ban thúc đẩy chuyển đổi công lý (Ảnh: RTI)

Theo Ủy ban thúc đẩy chuyển đổi công lý vào ngày 20/4 cho biết, vào ngày 13/4 đã thông qua vụ án tài xế Khưu Hoàng Sinh đề nghị xác định sự bất hợp pháp về tư pháp trong việc xét xử “Sự kiện phong trào nông dân ngày 20/5/1988”, dự kiến gần đây sẽ hoàn thành thủ tục thông báo và quá trình hủy bỏ biên bản tư pháp.

Ông Khưu Hoàng Sinh là một tài xế xe tải đã chở theo rau cải thảo từ Vân Lâm tới hiện trường cuộc diễu hành biểu tình thuộc “Sự kiện phong trào nông dân ngày 20/5/1988”, sau đó ông bị tòa án xử 1 năm 4 tháng tù giam vì buộc tội ông giấu sẵn đá trên xe tải để tiếp tay cho âm mưu tấn công cảnh sát, vì vậy cấu thành tội gây cản trở công vụ và bị kết án. Ủy ban thúc đẩy chuyển đổi công lý đã tiến hành điều tra lại từ đầu và căn cứ quy định tại khoản 2 mục 3 điều 6 của Điều lệ thúc đẩy chuyển đổi công lý nhận định rằng, vụ việc này phải hủy bỏ bản án hình sự có sự bất hợp pháp về trình tự tư pháp trước đây.

Thì để bày tỏ sự bất mãn đối với chính sách nông nghiệp của chính phủ khi đó, Hiệp hội quyền lợi nông dân Vân Lâm đã phát động phong trào đấu tranh của nông dân, những người đứng đầu phong trào đấu tranh này gồm Chỉ huy trưởng Lâm Quốc Hoa và Chỉ huy phó Khưu Hồng Vĩnh, Trần Cảnh Tường đã nêu 7 yêu sách trong đó có yêu sách thành lập Bộ Nông nghiệp, hiệu triệu nông dân tới trước Viện Lập pháp để nêu yêu sách. Nhà chức trách thì bố trí lực lượng cảnh sát và hiến binh để duy trì trật tự. Do khi đám đông diễu hành đi đến trước cửa Viện Lập pháp, đã xảy ra xô xát với cảnh sát vì bị từ chối không cho sử dụng nhà vệ sinh khiến nhiều người bị xua đuổi, bắt bớ thậm chí dẫn đến đổ máu, hoạt động biểu tình này kéo dài tới 7 giờ sáng ngày 21/5 thì lực lượng cảnh sát và hiến binh huy động đợt trục xuất cuối cùng, và sau cùng đã khép lại sau 17 tiếng. Có học giả bình luận đây là cuộc xung đột gay gắt giữa người dân và lực lượng cảnh sát về mức độ chỉ đứng sau cuộc xung đột vào ngày 28/2/1947, và có tổng cộng 128 người bị bắt ngay tại chỗ, trong đó có hơn 90 người bị cơ quan kiểm soát khởi tố với tội danh gây cản trở công vụ.

Ủy ban thúc đẩy chuyển đổi công lý nhận định có 3 lý do để hủy bỏ bản án trước đây đối với sự kiện này, thứ nhất, kể từ trước khi xảy ra sự kiện ngày 20 tháng 5, chính quyền đã tích cực sử dụng các cơ quan tình báo để theo dõi, ngăn chặn hoặc chuẩn bị cho việc bắt giữ, và sau khi sự việc xảy ra, cũng sử dụng các kênh của Đảng và chính quyến để tạo ra sự hướng dẫn dư luận theo  kiểu “vì có bạo lực nên phải trấn áp”; thứ hai: sự truy tố đối với sự kiện này là để chính quyền chuyên chế khi đó dùng để bảo vệ quyền lực thống trị của bản thân, và trước khi tư pháp bắt tay điều tra để làm rõ lý do, thì các quan chức cấp cao của Đảng và chính quyền đã triệu tập một cuộc họp để chỉ đạo làm nghiêm theo luật, và giao cho Bộ tổng tư lệnh Cảnh bị lập kế hoạch điều tra, sử dụng nội gián để dụ ông Khưu Hoàng Sinh trình diện và lấy lời khai bằng cách không chính đáng, qua đó cho thấy rằng không có sự tách biệt giữa đảng và chính quyền, có hiện tượng các cơ quan tình báo chỉ đạo việc điều tra; thứ ba, ngay cả trong quá trình xét xử, nguyên tắc xét xử công bằng đã bị phá vỡ bởi sự can thiệp của các cơ quan tình báo an ninh quốc gia hoặc bởi các thẩm phán không thực hiện đúng trách nhiệm điều tra của mình, khiến quyền lợi của ông Khưu Hoàng Sinh và các bị cáo khác bị xâm phạm.

Theo Ủy ban thúc đẩy chuyển đổi công lý, ngoài ông Khưu Hoàng Sinh, trong sự kiện ngày 20/5/1988 còn có hơn 70 bị cáo bị kết án, do tình trạng phạm tội theo cáo buộc của mỗi một bị cáo lại khác nhau, nên phải điều tra từng trường hợp để nhận định có vấn đề bất hợp pháp về trình tự tư pháp hay không, quá trình tiếp theo sẽ mời cơ quan chủ quản liên quan tham khảo nhận định đánh giá của Ủy ban thúc đẩy chuyển đổi công lý, sau khi dự luật được thông qua sẽ tiến hành điều tra lại theo đơn thư đề nghị hoặc theo chức tránh, để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự.

Hải Ly

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore