Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy, con cái của những người giàu có, khả năng vào học trường Đại học Quốc gia Đài Loan cao hơn gấp 6 lần so với những người nghèo, và kinh phí của chính phủ Đài Loan dành cho sinh viên trường đại học Quốc gia Đài Loan nhiều hơn so với các trường tư, khiến cho con cái nhà giàu nhận được các nguồn lực của chính phủ nhiều hơn. Những vấn đề giáo dục đại học Đài Loan nào ẩn sau những dữ liệu này? Giáo dục đại học có thể thay đổi cuộc sống của bạn không? Hay là hạn chế cơ hội xoay chuyển cuộc đời?
Trên trang web Báo tuổi teen có thiết kế biểu đồ động, chỉ cần bạn điền vào thu nhập hộ gia đình của bạn là có thể thấy được cơ hội được vào học trường Đại học Quốc gia Đài Loan và vào học ở 20 trường hàng đầu của bạn là bao nhiêu phần trăm. Nếu bạn muốn thử thì truy cập vào website Báo tuổi teen để biết được khả năng được vào các trường học hàng đầu của Đài Loan là bao nhiêu phần trăm nhé.
Biểu đồ động này dựa trên luận văn nghiên cứu “Về tác động của thu nhập hộ gia đình và tài sản đối với giáo dục con cái” của Giáo sư Khoa Kinh tế học của Đại học Quốc gia Đài Loan ông Lâm Minh Nhân và sinh viên Thẩm Huy Trí. Họ thu được dữ liệu kê khai thuế từ Trung tâm Thông tin Thuế của Bộ Tài chính, liên kết thông tin học tập của con cái, phân tích tình hình nhập học và thu nhập hộ gia đình của các sinh viên sinh từ năm 1993 đến 1995, kết quả phát hiện, con em của các gia đình giàu có có cơ hội vào Đại học Quốc gia Đài Loan và các trường đại học hàng đầu khác cao hơn và được tiếp cận với nhiều nguồn lực hơn.
Sau khi quan sát dữ liệu nghiên cứu, có thể phân tích được 4 hiện tượng đặc biệt: Hiện tượng thứ nhất đó là con nhà giàu có cơ hội được học tại trường Đại học Quốc gia Đài Loan cao gấp 6 lần so với con nhà nghèo. Hiện tượng thứ hai là Phân phối thu nhập hộ gia đình của sinh viên theo học các trường đại học nổi tiếng cao hơn. Hiện tượng thứ ba, con nhà giàu vào học tại 20 trường đại học hàng đầu chiếm tỷ lệ cao, và hiện tượng thứ tư, các trường có nhiều nguồn lực hơn, tình hình kinh tế của sinh viên tốt hơn.
Trước khi giải thích về 4 hiện tượng này, chúng ta hãy tìm hiểu bách phân vị là gì? Bách phân vị có nghĩa là một phần dữ liệu số được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và được chia thành 100 phần bằng nhau, ở giữa có 99 điểm phân chia, và các giá trị tương ứng với 99 điểm cắt này tuần tự được gọi là bách phân vị thứ nhất, bách phân vị thứ 2, bách phân vị thứ 3 của dữ liệu ... cho đến bách phân vị thứ 99.
Tài liệu nghiên cứu cho bài viết này đã sử dụng bách phân vị để so sánh thu nhập từ nền tảng gia đình, cũng tức là xếp hạng thu nhập hộ gia đình trên toàn quốc từ thấp nhất đến cao nhất. Ví dụ, từ trong cả nước rút ra 100 học sinh, và sắp xếp thứ tự từ thấp đến cao theo thu nhập của gia đình. Nếu đó là bách phân vị thứ 70 thì tức là học sinh ở vị trí thứ 70, có thu nhập gia đình tốt hơn 69 người ở phía trước, thu nhập gia đình của sinh viên thứ 70 có thể được gọi là bách phân vị thứ 70.
Giáo dục đại học có thể thay đổi cuộc sống của bạn không? (Ảnh: Huang Yuzhen ).
Hiện tượng thứ nhất: Con nhà giàu có cơ hội được học tại trường Đại học Quốc gia Đài Loan cao gấp 6 lần so với con nhà nghèo.
Nghiên cứu cho thấy, con em của các gia đình có thu nhập trước bách phân vị thứ 70 thì tỉ lệ được vào trường Đại học Quốc gia Đài Loan khoảng 1%, và thu nhập vượt quá sau bách phân vị thứ 70 thì tỉ lệ vào Đại hoc quốc gia cũng cao dần, còn đứng sau bách phân vị thứ 90 thì tỉ lệ được vào Đại học Quốc gia Đài Loan sẽ vượt quá 5%, thậm chí lên tới 6%. Điều này cho thấy, thu nhập của gia đình càng cao thì tỷ lệ con em vào trường Đại học Quốc gia Đài Loan càng tăng.
Trên thực tế, có 51% sinh viên trường Đại học Quốc gia Đài Loan đến từ 20% thu nhập hộ gia đình cao nhất, cũng tức là, thu nhập hộ gia đình nằm trong bách phân vị thứ 80 đến thứ 100.
So sánh tổng thể thu nhập hộ gia đình bách phân vị thứ 100 và thu nhập hộ gia đình bách phân vị thứ 10, sẽ thấy rằng, con cái của những người giàu nhất (bách phân vị thứ 100) có khả năng vào trường Đại học Quốc gia Đài loan cao gấp 6 lần so với con cái của những gia đình nghèo nhất (bách phân vị thứ 10).
Hiện tượng thứ hai: Phân phối thu nhập hộ gia đình của sinh viên theo học các trường đại học nổi tiếng cao hơn.
Thu nhập trung vị của hộ gia đình sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan khoảng 1 triệu rưỡi Đài tệ, cao hơn tất cả các sinh viên trường công lập khác là 1,1 triệu Đài tệ và cao hơn nhiều so các sinh viên trường tư 1 triệu Đài tệ. Nếu phân tích thứ hạng của các trường đại học trong nước, cũng sẽ thấy rằng, trong số đó, thu nhập trung vị của các hộ gia đình sinh viên cũng giảm dần từ cao đến thấp, cho thấy, con nhà giàu có cơ hội vào các trường đại học hàng đầu cao hơn so với người nghèo.
Trong kinh tế học, chuyên gia đã miêu tả sự ảnh hưởng của thu nhập của cha mẹ đối với thu nhập của con cái, trong đó giáo dục (nguồn nhân lực) đóng vai trò trung gian quan trọng trong “độ co giãn thu nhập giữa các thế hệ”. Bởi vì tiếp nhận giáo dục của một người không chỉ có thể tăng thu nhập trong tương lai mà còn đầu tư một phần tài nguyên của mình vào việc giáo dục con cái, điều này có thể mang lại cho trẻ em cơ hội tốt hơn để cũng được hưởng "lợi tức giáo dục" (tương tự thế hệ trước, sau khi tiếp nhận giáo dục cải thiện thu nhập của bản thân thì đầu tư cho thế hệ con cái của mình), nguồn lực giáo dục có thể hình thành một chu kỳ tích cực, và từng mỗi thế hệ sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của con cái. Đây là lý do tại sao nhiều chuyên gia chủ trương để cho giáo dục thúc đẩy sự dịch chuyển của người giàu và người nghèo trong xã hội.
Học giả kinh tế Lâm Kiến Huân giải thích rằng, ngay cả khi khoảng cách giàu nghèo trong xã hội rất lớn, nếu tầng lớp người giàu và người nghèo có thể dịch chuyển lên xuống thì tiêu biểu những nỗ lực sẽ được đền đáp; nếu không có sự di chuyển giữa các tầng lớp, nếu xuất thân của một người không tốt thì nhất định sẽ nghèo khổ suốt đời, thì có thể khiến cho con người không chịu đầu tư cho bản thân, dẫn đến kết quả xấu trong chu kỳ tiêu cực của toàn xã hội.
Hiện tượng thứ ba: Con nhà giàu chiếm tỷ lệ cao trong 20 trường đại học hàng đầu
Từ biểu đồ trong bài viết có thể thấy được, nếu thay thế trường Đại học Quốc gia Đài Loan bằng 5 trường đại học hàng đầu, 10 trường hàng đầu và 20 trường đại học hàng đầu ở Đài Loan, thì có cũng hiện tượng tương tự, tức là con cái của những người giàu hơn rõ ràng có nhiều khả năng vào các trường đại học hàng đầu hơn. Thực ra không chỉ ở Đài Loan mới có hiện tượng này. Ông Lâm Kiến Huân đưa ra ví dụ, cuộc nghiên cứu của giáo sư khoa kinh tế công cộng thuộc Đại học Harvard Raj Chetty và các cộng sự chỉ ra rằng, ở Mỹ, con em của gia đình có thu nhập sau bách phân vị 90% được vào học Đại học chiếm trên 80%; chỉ có 30% trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp nhất ở trước bách phân vị thứ 10, có bằng đại học.
Hai nghiên cứu về thành viên sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan của giáo sư Khoa Kinh tế trường Đại học Quốc gia Đài Loan ông Lạc Minh Khánh, cũng cho thấy, hầu hết sinh viên của Đại học Quốc gia Đài Loan đều đến từ các khu vực có cơ cấu kinh tế và xã hội tốt hơn, và đến từ những khu vực phát triển tương đối muộn và thu nhập thấp thì được vào Đại học Quốc gia Đài Loan là khó như lên trời. Mặc dù hiện nay có nhiều chương trình nhập học như “hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh ở vùng quê hẻo lánh”, tình trạng này đã đơn hơn phần nào, nhưng sự khác biệt về tỉ lệ con em của các gia đình giàu và nghèo vào học tại các trường đại học hàng đầu vẫn rất nghiêm trọng.
Hiện tượng thứ 4: Các trường có nhiều nguồn lực hơn thì tình trạng kinh tế của sinh viên tốt hơn
Từ biểu đồ trong bài viết có thể thấy được, Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Dương Minh v.v..., là những tưrờng học có nhiều sinh viên có hoàn cảnh gia đình tương đối giàu, mức chi tiêu trung bình cho mỗi sinh viên của trường học lại nhiều nhất, nhưng các trường tư thục có sinh viên có hoàn cảnh kinh tế gia đình không tốt bằng các sinh viên ở các trường đại học hàng đầu, thì phân bổ trung bình của sinh viên ít hơn, điều này làm nổi bật việc chính phủ đang có tình trạng “tái phân phối ngược” trong việc phân bổ các nguồn lực giáo dục, cũng tức là “những sinh viên có nền tảng gia đình tốt thì sẽ có nhiều cơ hội được trợ cấp tài nguyên nhiều hơn”.
Để cho càng nhiều người được học đại học, hệ thống giáo dục của Đài Loan đã hướng tới việc thành lập nhiều trường đại học, cùng với tỷ lệ sinh thấp, vào khoảng những năm 1990, hầu như tất cả mọi người đều có trường đại học để học. Tuy nhiên, những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì khả năng con cái của họ vào các trường đại học tốt là rất thấp, hầu hết các em phải học trường tư thục với mức học phí cao hơn. Và so với trường công, mức trợ cấp của trường tư ít hơn, không chỉ việc học trở thành gánh nặng, mà do trường tư không được xếp hạng cao và còn thiếu lợi thế trong cạnh tranh việc làm trong xã hội, dẫn đến tình trạng “bằng đại học mất giá trị”.
Phó giáo sư của Viện Nghiên cứu và Giảng dạy Ngôn ngữ Đài Loan thuộc trường Đại học Thanh Hoa Trần Minh Lôi cho biết, “bằng cấp mất giá trị làm gia tăng sự bất bình đẳng thế hệ”, sau khi mở rộng xây dựng các trường đại học, các bậc phụ huynh đều mong muốn con em mình học đại học, ngay cả khi học phí của các trường đại học dân lập đắt đỏ, nhiều gia đình có thu nhập thấp vẫn cho con mình vay vốn học để học đại học, tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải gánh vác nợ nần, nhưng họ thực sự có thể học những gì ở trường đại học? Có thể định hướng ban đầu của chính sách là đúng, nhưng lại có những tác dụng phụ ngoài ý muốn, và việc bố trí nguồn lực cho trường học do Bộ Giáo dục cung cấp không thể giải quyết được vấn đề “gia tăng sự bất bình đẳng thế hệ”.
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích thứ nhất: Hệ thống giáo dục không thể thúc đẩy sự di chuyển của tầng lớp xã hội
Nhìn chung, bài nghiên cứu này là lần đầu tiên ở Đài Loan sử dụng dữ liệu để chứng minh rằng, thu nhập của cha mẹ quả thật đã ảnh hưởng đến việc giáo dục của con cái. Ông Lâm Kiến Huân chỉ ra rằng, nghiên cứu cho thấy rằng, cái gọi là thành tích học tập sẽ bị ảnh hưởng bởi nền tảng gia đình. Vì vậy, khi chính phủ hoặc trường học dùng hệ thống để khích lệ học sinh có “thành tích tốt”, phải chăng đã thực sự góp phần vào sự không công bằng? Tuy nhiên, nếu muốn giáo dục có mục tiêu tạo ra sự dịch chuyển tầng lớp xã hội thì mọi người cũng nên suy nghĩ xem liệu hệ thống hiện tại ở Đài Loan có thể đạt được mục tiêu này hay không?
Phó giáo sư Trần Minh Lôi cho rằng, nghiên cứu này xem xét sự phân hóa giữa người nghèo và người giàu do thu nhập hơi quá mức, bởi vì, một mặt, ngay cả khi thu nhập của gia đình ở bách phân vị thứ 100 thì tỷ lệ trẻ em được vào Đại học Quốc gia Đài Loan cũng chỉ là 7%, nhìn từ một góc độ khác, có thể nói rằng “Muốn vào Đại học Quốc gia Đài Loan rất khó, chưa chắc người giàu cũng có thể làm được”.
Phó giáo sư Trần Minh Lôi cho hay, “Tuy nhiên, tôi đồng ý rằng, không có sự phân bổ lại nguồn lực chính xác trong giáo dục đại học”. Cuộc nghiên cứu này nhắc nhở mọi người rằng, xã hội Đài Loan có một nhóm các gia đình có thu nhập dưới trung bình và thấp và thiếu cơ hội để di chuyển giữa các tầng lớp xã hội. Học sinh không chỉ nên học đại học là được rồi, mà phải đạt được chất lượng học tập tốt ở đại học, nhưng thường thì không ai nói với phụ huynh hoặc học sinh rằng, học phí 50.000 Đài tệ mỗi học kỳ, nhưng sẽ không nhận được nguồn lực tương đối và có thể không học được gì”, “Việc này nên được công khai xem xét”.
Nguồn lực hạn chế của chính phủ được phân bổ như thế nào? Sự di chuyển của các tầng lớp xã hội không nên giới hạn trong giáo dục đại học. Phó giáo sư Trần Minh Lôi cho rằng, trên thực tế, nhiều trường đại học hàng đầu của trong và ngoài nước cũng cung cấp nhiều khóa học trực tuyến và miễn phí. Cùng với hiện tượng tỷ lệ sinh thấp ở Đài Loan, các trường tồi đang phải đối mặt với việc đóng cửa, cách làm thực dụng của chính phủ là, phải bắt đầu đào tạo khả năng học tập ngay từ khi còn nhỏ, để cho học sinh của các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình được tiếp cận nguồn lực. “Khi đó, hiện tượng phân bổ nguồn lực ngược sẽ không còn nghiêm trọng như trước đây”.
Phân tích thứ hai: Sự hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn của các kênh tuyển sinh đa dạng vẫn còn hạn chế
Việc thiết lập lại hệ thống giáo dục là cần có thời gian. Trong những năm gần đây, Chương trình nhập học hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và học sinh ở vùng nông thôn hẻo lánh hay là các kênh tuyển chọn tài năng đặc biệt, đều nhằm tạo điều kiện cho nhiều học sinh tiềm năng có cơ hội vào các trường đại học hàng đầu phù hợp. Phó giáo sư Trần Minh Lôi cho rằng, mọi người có thể nghĩ rằng, các phương thức xét tuyển chưa đủ đa dạng, nhưng trước đây từ chỉ xét tuyển đại học liên thông, đến xét tuyển đa dạng hiện nay, “hướng đi thì đúng rồi, giờ chỉ cần thời gian để hoàn thành”.
Nhưng cũng có chuyên gia cho rằng, chương trình nhập học hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và học sinh ở vùng nông thôn hẻo lánh chỉ là vẻ bọc bề ngoài. Có một số trường học chỉ đưa ra các môn rất ít người chọn cho các trường trung học nông thôn, điều này vốn đã không công bằng.
Ngoài ra, Tăng Chân Chân, chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế gia đình với giáo dục và văn hóa, Giáo sư Khoa Tài chính kiêm Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Khoa học và Công nghệ Kiện Hành, tin rằng, mức thu nhập cao thấp của gia đình thể hiện việc cha mẹ không có thời gian và tiền bạc để đầu tư cho con cái. Trong hệ thống tuyển sinh đa dạng như hiện nay, học sinh cần chuẩn bị kế hoạch học tập, chuyên môn, thậm chí là kỷ lục giành giải thưởng trong các cuộc thi v.v., “mỗi hạng mục đều cần phải có tiền và quy hoạch có hệ thống, tuy nhiên đối với những gia đình có thu nhập thấp và trung bình thì những điều đó là rất khó khăn”.
Phân tích thứ ba: Xoay chuyển cuộc đời phải được bắt đầu từ giáo dục mầm non
Ông Lâm Kiến Huân cho biết, “Nền tảng gia đình sẽ ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của trẻ em về cách sống. Xã hội nên cho trẻ em có nhiều lựa chọn hơn. Các trẻ em ở vùng núi thường trả lời rất đơn giản khi có người hỏi sau này con muốn làm gì. 'Một nửa số trẻ em đều nói rằng chúng muốn trở thành y tá hoặc giáo viên, và nửa còn lại là muốn trở thành cầu thủ bóng rổ hoặc vận động viên'. Tuy nhiên, cha mẹ ở đô thị có thể tạo cho con nhiều cơ hội đi du học hơn, nên nói một cách tương đối là, tầm nhìn và trí tưởng tượng của con cái họ về tương lai cũng rộng hơn".
Trên thực tế thì không phải ai cũng có thể vào học trường Đại học Quốc gia Đài Loan, và sự di chuyển của tầng lớp xã hội không chỉ phụ thuộc vào việc “vào một trường đại học tốt”. Phó giáo sư Trần Minh Lôi nói rằng, hầu hết các nguồn lực xã hội đầu tư cho các làng vùng sâu vùng xa chủ yếu là thiết bị phần cứng, bước tiếp theo là làm thế nào để giáo dục cơ bản ở vùng sâu vùng xa để xóa bỏ tình trạng thiếu tầm nhìn của trẻ em do hoàn cảnh gia đình, “Lựa chọn của trẻ em vùng nông thôn không chỉ giới hạn ở bóng chày hoặc đầu bếp”, phải mở rộng tầm nhìn cho các em. Bà cho rằng, để thúc đẩy sự di chuyển trong giai cấp, không chỉ có sự thay đổi trong “phương thức tuyển sinh của giáo dục đại học” mà phải quay trở lại việc giáo dục mầm non cho học sinh. nên để cho các gia đình có thu nhập trung bình và thấp có cơ hội cung cấp sự phát triển cho trẻ thông qua một hệ thống giáo dục hoàn thiện hơn.
Bà Trần Minh Lôi nêu ví dụ, như giáo viên đại học đến vùng nông thôn chia sẻ với các giáo viên tiểu học và trung học những phát hiện nghiên cứu mới, để giáo viên tiểu học và trung học có cơ hội truyền lại cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, và dần dần mở ra tầm nhìn và trí tưởng tượng về thế giới của những đứa trẻ này. Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc cách cải thiện thông qua giáo viên mẫu giáo và tiểu học, bà lấy cuốn sách "Ngôn ngữ của cha mẹ" của Mỹ làm ví dụ, trong cuốn sách có một thí nghiệm, chẳng hạn một số phụ huynh sẽ hướng dẫn con em mình tự lựa chọn, họ nói: “Đã đến giờ đi ngủ, con muốn dọn dẹp thứ gì trước?” Nhưng có một số phụ huynh thường dùng cách mệnh lệnh: “Đếm đến ba, cất đồ chơi và đi ngủ.” Việc huấn luyện cho con tự lựa chọn không chỉ có thể khiến cho trẻ em có thể tự lập kế hoạch đọc sách cho riêng mình, mà còn giúp củng cố các khái niệm như không gian và logic. Vì vậy, ở trường mẫu giáo hay tiểu học, giáo viên cũng có thể cố gắng tạo cho học sinh không gian tư duy và dạy các em cách lựa chọn, “Không mất tiền mua” mà vẫn có cơ hội để học sinh thay đổi.
Nghiên cứu của James Heckman, người từng đoạt giải Nobel kinh tế, chỉ ra, đầu tư càng sớm cho sự phát triển của trẻ, thì kết quả và lợi ích sẽ càng cao. Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư ở trẻ từ 0-3 tuổi, gia đình đầu tư 1 đồng thì sẽ nhận được 18 đồng thù lao, nếu đầu tư 1 đồng cho trẻ từ 3-4 tuổi thì sẽ nhận được 7 đồng thù lao. Nếu đầu tư cho trẻ em tiểu học thì sẽ nhận được lại là 3 đồng, còn đầu tư cho con đang học đại học thì tỉ lệ hoàn vốn sẽ là âm.
Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Phạn Lâm Tòng Nhất cũng đưa ra thuyết 1.000 trong giáo dục, cho thấy rằng, việc kích thích trẻ trước 3 tuổi là rất quan trọng, chẳng hạn như nói chuyện với trẻ em hoặc đọc sách cho trẻ nghe là rất hữu ích. Mặc dù không dễ để thay đổi môi trường bẩm sinh của một gia đình, nhưng ông tin rằng, chính phủ có thể đầu tư cho giáo dục mầm non mà không tốn nhiều chi phí.
Lệ Phương