Năm nay (2024) là năm bầu cử toàn cầu, ngoài cuộc bầu cử Tổng thống, Phó Tổng thống thứ 16 và Uỷ viên Lập pháp khóa 11 của Đài Loan, cuộc bầu cử ở Bangladesh cũng được tổ chức vào tháng 1 và cuộc bầu cử ở Uzbekistan sẽ được diễn ra vào tháng 12, ít nhất 48 quốc gia sẽ tổ chức bầu cử trong suốt cả năm. Theo thống kê của Tổ chức Hệ thống bầu cử quốc tế (IFES) (dữ liệu tính đến ngày 3/1/2024), ít nhất 20 lãnh đạo quốc gia sẽ được bầu chọn trên khắp thế giới.
Năm bầu cử toàn cầu sẽ là năm có số phiếu bầu trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục. Theo ước tính của The Economist, tất cả các cuộc bầu cử sẽ có sự tham gia của hơn một nửa dân số thế giới (4,17 tỷ người) và khoảng 2 tỷ người trong số họ có quyền bỏ phiếu. Tờ Bloomberg ước tính từ góc độ kinh tế, các quốc gia chiếm 42% GDP toàn cầu (Tổng sản phẩm nội địa) sẽ bầu ra một nhà lãnh đạo mới.
Các ngày bầu cử đều được xếp đầy lịch, điều này có là thế giới sẽ trở nên dân chủ hơn hay không? Chúng tôi sẽ bắt đầu nói về tình hình chung của toàn cầu trước, sau đó sẽ từng bước tìm hiểu tình hình bầu cử của các châu lục và cuộc bầu cử của 5 quốc gia được thế giới quan tâm nhiều nhất, để hiểu rõ hơn về mức độ dân chủ của năm 2024.
Lịch bầu cử năm 2024 trên toàn cầu đã được xếp kín chỗ, với hơn 46 quốc gia tổ chức bầu cử từ tháng 1 đến tháng 12.
Châu Á có số phiếu bầu nhiều nhất, châu Phi có nhiều cuộc tranh cử nhất, vậy thế giới có trở nên dân chủ hơn hay không?
Trong 10 quốc gia lớn nhất thế giới có 8 quốc gia sẽ bầu cử vào năm nay
Trong 10 quốc gia đông dân nhất thế giới, có 8 quốc gia tổ chức cuộc bầu cử toàn quốc vào năm 2024, với tổng dân số hơn 2,9 tỷ người. Nhưng trong số đó, bầu cử công bằng và tự do có thể không quá một nửa, đặc biệt là ở Bangladesh, Pakistan và Nga, những đối thủ hiện tại hoặc đối thủ chính trị ở nước họ đang trong tình trạng bị kẻ thống trị áp bức, thậm chí có người còn phải ngồi tù do đó không có cơ hội thay đổi chế độ.
Nhưng ở Mỹ, Ấn Độ và Indonesia được cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) đánh giá là các quốc gia có “Nền dân chủ chưa hoàn chỉnh”, mặc dù chế độ có cơ hội thay đổi nhưng vẫn phải tiếp tục quan sát.
Châu Á là nơi tập trung nhiều phiếu bầu nhất nhưng lại không có tự do?
Các khu vực tập trung nhiều phiếu bầu nhất là châu Á, các quốc gia đông dân như Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia đều tổ chức bầu cử. Tuy nhiên, điều làm cho mọi người lo lắng đó chính là mặc dù những quốc gia này đều có cơ chế dân chủ nhưng trên thực tế lại không được tự do.
Mặc dù Ấn Độ đang tận hưởng thành quả của sự tăng trưởng kinh tế dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, ông cũng đã cho phép những người dân lên tiếng chống đối Hồi giáo ở nước, gây cản trở tự do tôn giáo. Còn tình hình ở Indonesia cho thấy rất rõ ràng rằng Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo tiếp tục củng cố triều đại chính trị của riêng mình. Ở Bangladesh, đất nước đang dần chuyển sang chế độ chuyên quyền, thủ lĩnh phe đối lập đang ở trong tù và không có chỗ cho sự bất đồng chính kiến trong xã hội.
Châu Phi tổ chức nhiều cuộc bầu cử nhất nhưng nguy cơ đảo chính cao
Năm 2024, chỉ riêng ở châu Phi đã có hơn 20 quốc gia sẽ tổ chức các hình thức bầu cử khác nhau, nhưng trong nhiều năm qua, đây cũng là khu vực thường xuyên xảy ra đảo chính nhất thế giới.
Kể từ năm 2020, các cuộc đảo chính quân sự đã xảy ra ở 9 quốc gia châu Phi. Ngoài ra, Đại hội Dân tộc Phi (ANC), vốn đã nắm quyền ở Nam Phi hơn 30 năm, được dự đoán rất có khả năng sẽ tiếp tục nắm quyền. Các cuộc bầu cử đang diễn ra trên khắp Châu Phi vào năm 2024, nhưng tình hình chính trị vẫn không ổn định.
5 cuộc bầu cử quốc gia thu hút sự chú ý của toàn thế giới
Lâm Giai Hòa, Phó giáo sư Khoa Luật tại Đại học Chính Trị Quốc gia chỉ ra rằng, trên thực tế, từ năm 2003 đến 2017, 58 trong số 128 quốc gia trên thế giới được xác định là “tiến tới hoặc quay trở lại chế độ độc tài”, đồng thời, chế độ độc tài và hiến pháp trên khắp thế giới đã phát triển nhanh hơn chế độ dân chủ và hiến pháp. Hiện nay, hơn 42% dân số thế giới sống ở các nước độc tài “phản dân chủ”.
Người dân bỏ phiếu bầu lãnh đạo quốc gia không nhất thiết là sự đảm bảo cho “dân chủ hóa”. Trong số hàng chục cuộc tổng tuyển cử trên khắp thế giới vào năm 2024, ngoài Đài Loan, cuộc bầu cử ở 5 quốc gia đặc biệt đáng được chú ý, bao gồm Indonesia, Nga, Ấn Độ, Mexico và Mỹ, trong đó có nhiều quốc gia mới theo chế độ dân chủ và cũng có quốc gia từ lâu đã theo chế độ dân chủ, cũng có một số quốc gia độc tài mang lốp dân chủ. Các cuộc bầu cử ở những quốc gia này thể hiện những cái nhìn khác nhau về dân chủ và tự do, điều này có thể giúp chúng ta hiểu được những vấn đề nan giải về dân chủ mà cộng đồng quốc tế ngày nay đang phải đối mặt.
Indonesia: Triều đại chính trị của Jokowi sắp thành hình
Indonesia là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á và đông dân thứ 4 thế giới, nước này sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 14/2/2024. Cuộc bầu cử này sẽ trở thành sự kiện bầu cử một ngày lớn nhất thế giới, với ước tính khoảng 200 triệu cử tri trong nước và 1,75 triệu cử tri ở nước ngoài bỏ phiếu, một số lượng lớn thanh niên thế hệ gen Z sẽ trở thành cử tri lần đầu đi bỏ phiếu. Do số lượng cử tri đông đảo nên hoạt động kiểm phiếu dự kiến sẽ kéo dài một tháng và kết quả bầu cử sẽ được công bố vào cuối tháng 3. Cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất của Indonesia vào năm 2019 là cuộc “bầu cử tổng hợp” được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử Indonesia, việc kiểm phiếu kéo dài hơn một tháng, vào ngày công bố kết quả bầu cử, các cuộc đụng độ nghiêm trọng đã nổ ra khiến 6 người thiệt mạng và làm bị thương hơn 200 người. Ứng cử viên Tổng thống đảng đối lập Prabowo Subianto đã thua Jokowi, người tái đắc cử, và cáo buộc Jokowi chỉ đạo bộ máy nhà nước “thao túng phiếu bầu”.
Indonesia, giống như Đài Loan, là một quốc gia dân chủ tương đối trẻ, bị nhà độc tài Suharto cai trị bằng bàn tay sắt trong 32 năm bắt đầu từ những năm 1960. Phải đến khi chế độ Suharto bị lật đổ vào năm 1998, Indonesia mới bắt đầu bước vào một thời kỳ dài cải cách, tiến trình dân chủ hóa. Năm 2014, Jokowi, xuất thân là một thường dân, đã đánh bại các đối thủ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống. Những ngày đầu, thái độ khiêm tốn và quan tâm đến đời sống người dân đã khiến ông được mệnh danh là “Obama phiên bản Indonesia”, tuy nhiên, trong 10 năm Jokowi nắm quyền, ở Indonesia đang có những dấu hiệu suy thoái dân chủ như hạn chế quyền tự do ngôn luận trên Internet và đàn áp giới truyền thông chỉ trích Chính phủ. Truyền thông là thước đo quan trọng của một đất nước dân chủ, một khi quyền tự do phê phán chính quyền bị mất đi thì sự phát triển dân chủ sẽ bị cản trở.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là Jokowi đã đưa nhiều thành viên trong gia đình vào lĩnh vực chính trị, chẳng hạn như con rể Bobby Nasution của ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 và trở thành thị trưởng Medan, Sumatera Utara, con trai út Kaesang Pangarep trở thành chủ tịch Đảng Đoàn kết Indonesia (PSI) do giới trẻ thống trị với tư cách là người mới tham gia chính trường. Con trai cả của Jokowi, Gibran Rakabuming Raka, 36 tuổi, hiện giữ chức thị trưởng Solo, Jawa Tengah, vào tháng 10 năm 2023, Gibran Rakabuming Raka tuyên bố sẽ gia nhập đội ngũ của Prabowo, ứng cử viên tổng thống của Đảng Gerindra. Chính thức được đề cử làm Phó Tổng thống cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, động thái này đã gây náo động trong xã hội, bởi luật bầu cử Indonesia quy định ứng cử viên phải trên 40 tuổi, nhưng Tòa án Hiến pháp Indonesia ra phán quyết vào tháng 10 năm 2023 rằng các ứng cử viên đã từng là công chức nhà nước thì các ứng cử viên không bị hạn chế bởi điều luật này, nên đã cho phép Guibran 36 tuổi tham gia cuộc chiến bầu cử Tổng thống, và số phiếu bầu của ứng cử viên tổng thống Prabowo cũng ngày càng tăng.
Jokowi, người nổi tiếng thế giới với tư cách là một tổng thống nghiệp dư 10 năm trước, hiện đang từng bước xây dựng triều đại chính trị của riêng mình, cho phép ông tiếp tục duy trì ảnh hưởng chính trị sau khi thoái vị.
Nga: Cuộc bầu cử “không có đối thủ” dành cho ông Putin
Trong cuộc bầu cử tổng thống Nga sẽ diễn ra vào tháng 3 năm 2024, Tổng thống Nga 71 tuổi Vladimir Putin, người phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga, đã tuyên bố sẽ tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập. Cuộc bầu cử này nằm trong tầm tay của ông Putin, ông đã nắm quyền hơn 20 năm và hoàn toàn kiểm soát các phương tiện truyền thông chính thức, hơn nữa, các đối thủ chính trị chính đã bị giết, bỏ tù hoặc bị buộc phải lưu vong. Hiện tại ở Nga gần như không có sự phản đối chính thống đối với Putin nên ông ấy chắc chắn sẽ dễ dàng tái đắc cử, cuộc bầu cử này dường như chẳng qua chỉ là một hình thức đối với nền chính trị Nga.
Kể từ khi lên nắm quyền tổng thống vào năm 1999, Tổng thống Putin đã kiểm soát các nguồn lực nhà nước và truyền thông, giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử một cách dễ dàng. Năm 2020, Tổng thống Putin thậm chí còn buộc phải dỡ bỏ giới hạn tái tranh cử, cho phép mình nắm quyền đến năm 2036. Tổng thống Putin đã đàn áp những kẻ đầu sỏ kiểm soát truyền thông để đảm bảo rằng không có phương tiện truyền thông nào chỉ trích ông. Đồng thời, ông cũng tích cực loại bỏ các đối thủ chính trị, đối thủ chính trị nổi tiếng nhất là Alexei Navalny trước đây thường xuyên vạch trần hành vi tham nhũng của Putin, dẫn đến ông đã bị bắt hơn 10 lần với nhiều tội danh khác nhau, thậm chí Navalny còn bị đầu độc trên máy bay và hôn mê, hơn nữa còn bị bắt ngay sau khi về nước sau khi điều trị vào năm 2021, hiện tại, Navalny vẫn đang thụ án trong tù. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2023, Navalny kêu gọi công chúng Nga trên mạng xã hội nhìn rõ các phương pháp thao túng cuộc bầu cử của Putin, nhưng Navalny ngay lập tức bị mất tung tích. Sau khi biến mất hơn hai tuần, Navalny được phát hiện đã bị chuyển đến trại giam phía bắc Vòng Bắc Cực. Người phát ngôn của Navalny, Kira Yarmysh, cho rằng nhà tù lạnh cóng và môi trường còn tồi tệ hơn, điều đó cho thấy Putin đang có ý định cô lập Navalny.
Tổng thống Putin ngoài việc kiểm soát truyền thông và đối thủ chính trị, ông cũng nhận được sự ủng hộ từ công chúng Nga bằng cách thiết lập một hình ảnh nam tính, phương pháp tạo ra sự sùng bái cá nhân này đã khiến ông trở hình mẫu lý tưởng cho các nhà lãnh đạo. Người ta thường thấy ông ấy cưỡi ngựa hoặc tập judo trên các phương tiện truyền thông. Các cố vấn chính trị của Putin cho biết họ cam kết tạo ra hình ảnh vị cứu tinh kiểu Hollywood, chiến lược này đã rất thành công và tỷ lệ ủng hộ trong nước dành cho Putin luôn duy trì ở mức trên 60%.
“Tính cách anh hùng” của Putin được xây dụng rất chính xác, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, chất lượng cuộc sống của người dân Nga giảm sút, người dân nói chung thiếu an ninh kinh tế, thậm chí khiến tuổi thọ trung bình của đàn ông Nga bị rút ngắn. Trong thời kỳ này, Putin thăng tiến nhanh chóng trên chính trường Nga với mục tiêu xây dựng lại vị thế nước Nga hùng mạnh và “làm cho nước Nga vĩ đại trở lại”.
Dù Putin đã 71 tuổi nhưng nếu không có đối thủ chính trị nào có thể tranh cử, Putin chắc chắn sẽ tái đắc cử vào năm 2024 và thậm chí có thể nắm quyền đến năm 2036, khi Putin đã 84 tuổi.
Ấn Độ: Sự cai trị của Modi đã trở thành mối đe dọa lớn đối với tình hình quốc tế
Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, sẽ tổ chức bầu cử Hạ viện vào mùa xuân. Vì có rất nhiều cử tri nên cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ thường kéo dài vài tuần và cuộc bầu cử năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 4 và tháng 5.
Vào tháng 12 năm 2023, năm tỉnh ở Ấn Độ sẽ tổ chức bầu cử địa phương, cuộc bầu cử này là làn sóng bầu cử địa phương cuối cùng trước cuộc tổng tuyển cử năm 2024 và có thể được coi là một chỉ báo quan trọng. Đảng Bharatiya Janata Party của Modi đã giành được kết quả cao trong cuộc bầu cử của 5 tỉnh này, điều đó cho thấy sức hút của Modi vẫn không hề thay đổi.
Khi Modi nhậm chức vào năm 2014, giống như Putin, ông đã thể hiện mình là anh hùng dân tộc của Ấn Độ và sử dụng sự sùng bái cá nhân để củng cố sự ủng hộ của công chúng Ấn Độ dành cho ông. Ông ta xuất thân bình thường và thuộc tầng lớp thấp hơn trong hệ thống đẳng cấp Ấn Độ nên đã tạo dựng được hình ảnh có thể “nói chuyện thẳng thắn với mọi người”. Đồng thời, ông cũng tích cực phát huy những thành tựu chính trị của mình, chẳng hạn như ông đổi tên sân vận động cricket lớn nhất Ấn Độ theo tên mình, khắc mặt mình lên vệ tinh do Ấn Độ phóng lên, trong thời kỳ dịch bệnh, giấy chứng nhận vắc xin mà người dân Ấn Độ nhận được cũng được in hình chân dung của ông Modi.
Một điều khiến cộng đồng quốc tế lo ngại là nỗ lực của Modi nhằm làm cho “Hindu vĩ đại trở lại”. Đảng của ông, đảng Bharatiya Janata, bắt đầu đàn áp cộng đồng Hồi giáo địa phương của Ấn Độ sau khi Modi lên nắm quyền, và không ngừng nhấn mạnh vị thế của Ấn Độ giáo ở trong lịch sử của Ấn Độ. Mặc dù người Hồi giáo là thiểu số ở Ấn Độ nhưng họ bị Đảng Bharatiya Janata cáo buộc phá hủy các truyền thống của Ấn Độ giáo. Thậm chí còn có thuyết âm mưu “thánh chiến tình yêu” (love jihad) ở Ấn Độ, cáo buộc đàn ông Hồi giáo Ấn Độ dụ dỗ người theo đạo Hindu cải đạo thông qua tình yêu và hôn nhân, khiến người Hồi giáo trở thành mục tiêu tấn công của một số người theo đạo Hindu cực đoan.
Ngoài việc kích động các tranh cãi về tôn giáo và chủng tộc ở Ấn Độ, Modi còn cố gắng kiểm soát giới truyền thông. Kể từ khi ông Modi lên nắm quyền vào năm 2014, quyền tự do báo chí ở Ấn Độ đã bị giảm sút đáng kể và một số người trong giới truyền thông đã bị sa thải vì chỉ trích Đảng Bharatiya Janata của Modi. Ngày nay, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới, đồng thời, vị trí địa lý của Ấn Độ cũng có giá trị chiến lược trong việc cân bằng Trung Quốc, do đó, nếu các nước trên thế giới muốn ngăn chặn sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc trong tương lai, họ chắc chắn sẽ cần phải hợp tác với Ấn Độ. Nếu ông Modi tiếp tục cản trở sự phát triển dân chủ của Ấn Độ bằng sự cai trị của kẻ độc tài, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và bảo vệ nền dân chủ của Ấn Độ.
Mexico: Nữ tổng thống đầu tiên sắp ra đời nhưng con đường đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ vẫn gập ghềnh
Cuộc bầu cử tổng thống Mexico vào tháng 6 năm 2024 sẽ đọ sức với Claudia Sheinbaum của Đảng Phong trào Đổi mới Quốc gia (Movimiento Regeneración Nacional, Morena) với Xóchitl Gálvez của liên minh đối lập.Vì hai ứng cử viên đều là phụ nữ nên dù ai thắng thì Mexico thì cũng sẽ khiến cho Mexico có 1 vị Tống thống đầu tiên là nữ, phải chăng điều này có nghĩa là Mexico, đất nước được mệnh danh là “quốc gia giết hại phụ nữ”, sắp mở ra một chương mới trong việc phát triển quyền phụ nữ?
Theo số liệu thống kê chính thức, mỗi ngày có khoảng 10 phụ nữ ở Mexico bị bạn trai, chồng hoặc người thân giết chết, những vụ án xã hội như vậy được gọi là “femicile”, nhiều thủ phạm không bị trừng phạt như lẽ ra phải chịu trong hệ thống tư pháp, điều này cũng dẫn đến các vấn đề xã hội. Công chúng vô cùng bất mãn và đã có một số cuộc biểu tình trên đường phố trong những năm qua, yêu cầu Chính phủ phải tích cực giải quyết vấn đề xã hội này.
Mặc dù nạn giết hại phụ nữ vẫn còn lan tràn ở Mexico nhưng đồng thời, các đại diện nữ của Mexico trong khu vực công cộng đã đạt được thành công trên trường quốc tế. Ví dụ, hơn một nửa số đại biểu nữ trong Quốc hội Mexico có phụ nữ làm chủ tịch cả hai viện của Quốc hội, và phụ nữ trong nội các cũng đã đạt tới một nửa, thậm chí còn được bầu làm nữ chủ tịch Tòa án tối cao đầu tiên trong lịch sử.
Tuy nhiên, với sự gia tăng tỷ lệ đại diện nữ trong khu vực công, phải chăng quyền lợi của phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn sẽ được quan tâm nhiều hơn? Trong trường hợp của Mexico, điều này không hoàn toàn đúng. Vào tháng 9 năm 2023, Tòa án Tối cao Mexico đã ra phán quyết hợp pháp hóa việc phá thai, đặt ra một cột mốc quan trọng cho quyền tự chủ về cơ thể của phụ nữ Mexico. Tuy nhiên, phụ nữ Mexico vẫn phải đối mặt với nguy cơ bạo lực trong mối quan hệ thân mật trong cuộc sống hàng ngày và chịu thiệt thòi về kinh tế. Theo “Báo cáo khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2023” của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), thu nhập từ lương của phụ nữ Mexico chỉ bằng một nửa so với nam giới. Có thể thấy, phụ nữ nắm giữ chức vụ công thôi chưa đủ, chúng ta phải đảm bảo thúc đẩy và thực hiện các hành động tích cực để thực sự cải thiện hoàn cảnh của phụ nữ Mexico.
Tổng thống Mexico hiện tại, Andres Manuel Lopez Obrador, luôn bị coi là không đủ tích cực trong vấn đề giết hại phụ nữ, thậm chí ông còn cáo buộc các cuộc biểu tình giết hại phụ nữ là do các đối thủ chính trị điều hành sau lưng ông. Scheinbaum, ứng cử viên được yêu thích nhất trong cuộc bầu cử năm 2024, được coi là người kế nhiệm Lopez, mặc dù trước đây bà đã cáo buộc các công tố viên che giấu vụ án giết người nhưng Scheinbaum sẽ làm gì sau khi đắc cử? bà sẽ duy trì thái độ tiêu cực giống như Lopez, hoặc áp dụng cách tiếp cận tích cực hơn để xử lý vụ việc.
Mỹ: Sự trở lại mạnh mẽ của Trump mang - cuộc khủng hoảng mới cho nền dân chủ Mỹ
Cuộc bầu cử thu hút sự chú ý nhất thế giới năm 2024 là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người không tái đắc cử vào năm 2020, đã trở lại một lần nữa, tạo ra một làn sóng khác của cuộc khủng hoảng dân chủ trên trường chính trị Mỹ.
Năm 2016, xã hội Mỹ và cộng đồng quốc tế vô cùng kinh hoàng khi nước Mỹ đã bầu ông Trump, người không có kinh nghiệm chính trị và thường xuyên ăn nói tùy tiện làm tổng thống. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà ông Trump giành được sự ủng hộ của các cử tri, khi đó nước Mỹ đang phải đối mặt với bầu không khí xã hội tương tự như ở Nga, tức là hiện tượng “những cái chết tuyệt vọng” do thiếu an ninh kinh tế, đồng thời, một lượng lớn người nhập cư cũng gây ra sự thay đổi trong cơ cấu nhân khẩu học của Mỹ, gây hoang mang trong một số người da trắng.Vì vậy, khi Trump đề xuất chính sách xây tường biên giới Mỹ-Mexico, điều này đã ngay lập tức nhận được tín hiệu tốt, ông Trump cũng đã trực tiếp tương tác với cử tri thông qua phần mạng xã hội X (tên cũ là Twitter), tạo ra sự “đối thoại trực tiếp với người dân”, phương thức tuyên truyền độc đáo này đã giúp ông thu hút được một lượng lớn cử tri đã mất niềm tin vào giới tinh hoa chính trị truyền thống.
Những lời nói và hành động khác nhau của Trump sau khi đắc cử đã đặt nền dân chủ Mỹ vào những thử thách gay gắt, chẳng hạn như Trump quen dùng những tuyên bố sai sự thật để che đậy sự thật, từng tuyên bố rằng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama không sinh ra ở Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ, Trump thậm chí còn cho rằng cuộc bầu cử là gian lận khi ông thất bại trong việc tái đắc cử vào năm 2020, đồng thời cho phép những người ủng hộ ông đột nhập vào Điện Capitol của Mỹ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền dân chủ Mỹ. Mỹ gần đây cũng được đánh giá là một quốc gia có “nền dân chủ chưa hoàn chỉnh””, may mắn thay, với hàng trăm năm phát triển dân chủ, luật pháp và hệ thống của Mỹ đã hình thành nên các lực lượng ràng buộc dân chủ, có thể kiểm tra và cân bằng nền chính trị độc tài do Trump mang lại và trở thành một tuyến phòng thủ cho nền dân chủ Mỹ.
Sau khi ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020, Tổng thống Joe Biden là người đã tích cực khôi phục hợp tác quốc tế giữa Mỹ và các nước khác, đồng thời hủy bỏ nhiều chính sách đe dọa đến môi trường và sinh thái của ông Trump. Tuy nhiên, nếu như ông Trump một lần nữa được đắc cử Tổng thống vào năm 2024, các chính sách do Joe Biden thúc đẩy có thể sẽ gặp rủi ro. Để ngăn chặn ông Trump gây nguy hiểm cho nền dân chủ Mỹ một lần nữa, xã hội Mỹ đã bắt đầu có những hành động, bao gồm việc nộp đơn kiện lên tòa án các bang nhằm loại ông Trump khỏi tư cách tham gia cuộc bầu cử này về mặt pháp lý. Ngày 19/12/2023, một tòa án ở Colorado, Mỹ đã đưa ra phán quyết lịch sử, phán quyết Trump không nên tham gia tranh cử tổng thống vì đã xúi giục những người ủng hộ ông tấn công Điện Capitol của Mỹ vào ngày 6/1/2021. Các vụ kiện tương tự đã xảy ra ở gần 30 bang của Mỹ, dù Trump có thể kháng cáo nhưng ông đã trở thành ứng cử viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị tuyên bố “không đủ tư cách vào Nhà Trắng”.
Ông Trump hiện là ứng cử viên được yêu thích nhất của Đảng Cộng hòa ở Mỹ, và có khả năng sẽ đối đầu với đương kim Tổng thống Biden một lần nữa, tái hiện “cuộc đối đầu Trump-Biden” vào năm 2020. Liệu ông Trump có thể tham gia thành công vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 hay không? Những vấn đề gì sẽ nảy sinh đối với nền dân chủ Mỹ trong quá trình bầu cử? Cả thế giới đều đang chờ xem.
Phương Thảo