close
Rti Tiếng ViệtTải App RTI ngay
Mở
:::

Sự nóng lên toàn cầu làm tăng nguy cơ "hồi sinh virus" trong các tảng băng ở Bắc Cực

  • 20 October, 2022
  • Tường Vy
Sự nóng lên toàn cầu làm tăng nguy cơ
Sự nóng lên toàn cầu làm tăng nguy cơ

Ngày 19/10 nhóm nghiên cứu của Canada cho công bố nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, khí hậu ấm lên toàn cầu có khả năng khiến cho virus trong các tảng băng ở Bắc Cực tiếp xúc với vật chủ mới và môi trường mới, điều này làm tăng nguy cơ "thoát virus" từ những tảng băng vĩnh cửu.

Theo hãng thông tấn AFP, virus cần tìm đến vật chủ tiềm năng như người, động vật, thực vật hoặc các loài nấm mới có thể nhân giống và lan truyền, đôi khi chúng cũng có thể vượt biên giới chủng loài để lây nhiễm cho vật chủ mới thiếu miễn dịch, giống như thời kỳ đại dịch Covid-19.

Nhóm nghiên cứu Canada thu thập mẫu xét nghiệm từ hồ Hazen, là một hồ nước ngọt lớn ở Bắc Cực đón nhận lượng nước tan chảy từ các sông băng quanh khu vực, hy vọng sau khi xét nghiệm mẫu sẽ hiểu được phần nào vẫn đề biến đổi khí hậu sẽ mang lại ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro "thoát virus" trong các tảng băng Bắc Cực.

Graham Colby, nghiên cứu viên khoa Y Đại học Toroto cho biết, hồ Hazen là một hồ nước ngọt lớn nhất ở phía Bắc Bắc Cực, nó khác rất nhiều so với bất cứ nơi nào mà tôi đã từng đi qua.

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu đất đáy sông băng bị tan chảy và đất dưới lòng hồ trong suốt mùa hè, và ngay cả khi nghiên cứu bắt đầu vào tháng 5, nhưng nhóm nghiên cứu vẫn phải dọn tuyết và khoan lỗ qua tảng băng dầy 2 mét.

Nhóm nghiên cứu sau đó sử dụng dây thừng và xe trượt tuyết để nâng trầm tích dưới hồ từ độ sâu gần 300 mét, đồng thời giải trình tự các mẫu cho DNA và RNA, nhằm giúp nhóm nghiên cứu hiểu được sự tồn tại của những loại virus nào trong môi trường và vật chủ tiềm năng.

Phó giáo sư Stephane Aris-Brosou khoa Sinh vật Đại học Ottawa cho biết, nghiên cứu phát hiện có sự khác biệt rõ ràng giữa virus và vật chủ trong các mẫu lấy từ đáy hồ, điều này cho thấy "có liên quan trực tiếp đến nguy cơ thoát virus"

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các mẫu đất ít rõ ràng hơn, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng nước đã làm xói mòn bề mặt đất, loại bỏ chất hữu cơ và hạn chế sự tiếp xúc của virus với các vật chủ tiềm năng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi băng tan chảy, nước băng sẽ tràn vào hồ, khiến cho khối lượng nước và trầm tích trong hồ tăng lên, trong những năm gần đây nước hồ đã trải qua "những thay đổi cực lớn", nhà nghiên cứu Audree Lemieux cho biết: "điều này sẽ tạo môi trường tập hợp những loài virus và vật thể thường không dễ gặp nhau."

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí quốc tế Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng nhóm nghiên cứu không dự đoán rằng virus sẽ thực sự lây lan, cũng như không dự đoán một đại dịch.

Nhóm nghiên cứu nhắc nhở cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ virus và vật chủ có sự khác biệt ra sao mới có thể gây ra nguy cơ lây lan nghiêm trọng.

Tường Vy

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore