close
Rti Tiếng ViệtTải App RTI ngay
Mở
:::

Cựu Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời vào trưa 30/11, hưởng thọ 96 tuổi

  • 30 November, 2022
  • Hải Ly
Cựu Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời vào trưa 30/11, hưởng thọ 96 tuổi
Cố Chủ tịch Trung Quốc, cố Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân (Ảnh:AP/ TPG)

Theo “Tân Hoa Xã”, hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc, cựu Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân mặc dù đã được đội ngũ y bác sĩ tận tình được cứu chữa nhưng vẫn không qua khỏi vì mắc chứng bệnh về bạch cầu dẫn đến suy đa tạng, ông qua đời tại Thượng Hải vào hồi 12 giờ 13 phút trưa hôm nay (30/11), hưởng thọ 96 tuổi.

Ông Trương Đôn Hàm, người phát ngôn của Phủ Tổng thống cho biết, Phủ Tổng thống có chú ý thấy tin tức này, và bày tỏ hy vọng gia quyến của ông hãy giữ gìn sức khỏe và đừng quá đau buồn.

Ông Giang Trạch Dân sinh ngày 17/8/1926 tại thành phố Dương Châu tỉnh Giang Tô - Trung Quốc, tốt nghiệp Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, ông được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1993 được bầu làm Chủ tịch Trung Quốc, là lớp nhà lãnh đạo thứ ba nắm trong tay toàn bộ quyền bính của Đảng, chính phủ và quân đội, sau năm 2002 ông dần dần bàn giao lại  công việc cho ông Hồ Cẩm Đào, tháng 3 năm 2005 ông chính thức rời khỏi vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau khi về hưu chủ yếu ông đều sống tại Thượng Hải.  

Lần cuối cùng cố Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân xuất hiện tại hoạt động công khai là vào “Lễ kỷ niệm Quốc Khánh” lần thứ 70 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các hoạt động sau đó bất kể là Lễ chào mừng 100 tuổi đảng hay Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20 trong năm 2022 thì ông Giang Trạch Dân đều vắng mặt.  

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, ông ta đã tìm mọi cách cất nhắc cho những người thân tín của mình từ cấp địa phương lên tới cấp Trung ương, vì vậy “Phái Giang Trạch Dân” hoặc thế lực “Phe Thượng Hải” do ông Giang Trạch Dân làm đại diện trên chính trường đã tiêu tan kể từ đó.  

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc ca ngợi Giang Trạch Dân “Là nhà lãnh đạo kiệt xuất vô cùng có uy tín được Đảng, quân đội và các dân tộc của của chúng ta công nhận, người noi theo tư tưởng chủ nghĩa Mác vĩ đại, là nhà cách mạng vô sản, một chính khách, một nhà chiến lược quân sự và một nhà ngoại giao vĩ đại, là người sĩ của chủ nghĩa Cộng sản đã trải qua thử thách trong một thời gian dài, nhà lãnh đạo xuất sắc của sự nghiệp chủ nghĩa xã hội vĩ đại của Trung Quốc, hạt nhân của tập thể lãnh đạo Trung ương thế hệ thứ ba của Đảng, và là người chủ chốt sáng lập ra tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”.

Thuyết luận chính trị quan trọng nhất của Giang Trạch Dân là thuyết “Ba đại diện”, được cho là nền tảng lý luận chủ yếu để thúc đẩy sự chuyển đổi của Trung Quốc. Nhưng sau khi triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 16 vào năm 2002, ông quyết định giữ chức vụ Chủ tịch quân ủy Trung ương, sau đó 2 năm thì từ chức.

Về phương diện đối với Đài Loan, ông Giang Trạch Dân từng đề ra “8 chủ chương” (được gọi là “8 chủ trương Giang Trạch Dân”), đã thúc đẩy sự gặp gỡ lần đầu tiên của hai cơ quan đứng sau hai bên chính phủ hai bờ eo biển đó là Quỹ giao lưu eo biển Đài Loan và Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển (của Trung Quốc), đồng thời triển khai đàm phán các công việc liên quan. Nhưng trong nhiệm kỳ của mình, ông Giang Trạch Dân cũng từng vì muốn tác động đến cuộc bầu cử lần đầu tiên của Đài Loan nên đã làm bùng phát nguy cơ tại eo biển Đài Loan năm 1996, khiến cho quan hệ hai bờ eo biển bị đình trệ khá nhiều năm.

Hải Ly

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore