close
Rti Tiếng ViệtTải App RTI ngay
Mở
:::

Giao lưu văn học Đài - Việt: Hiểu nhiều hơn về nền văn học giữa hai bên

  • 15 March, 2024
  • Phương Thảo
Giao lưu văn học Đài - Việt: Hiểu nhiều hơn về nền văn học giữa hai bên
Vào ngày 14/3 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam của trường Đại học quốc gia Thành Công, Đài Nam đã tổ chức buổi Giao lưu văn học Đài - Việt nhân ngày Thơ Đài Loan 14/3 (Ảnh: Lệ Phương)

Vào ngày 14/3 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam của trường Đại học quốc gia Thành Công (NCKU), Đài Nam đã tổ chức buổi Giao lưu văn học Đài - Việt nhân ngày Thơ Đài Loan 14/3 nhằm thúc đẩy sự giao lưu văn học giữa hai bên. 

Giao lưu văn học Đài - Việt do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam của trường Đại học quốc gia Thành Công, Hiệp hội Văn hóa Việt - Đài, Quỹ Giao lưu châu Á Đài Loan và các đơn vị khác cùng hợp tác tổ chức. Buổi giao lưu đã được diễn ra vào ngày 14/3 với sự góp mặt của các tác giả nổi tiếng đến từ Việt Nam và Đài Loan, các sinh viên trường Đại học quốc gia Thành Công cũng đến tham gia đông đảo. 

Sự kiện lần này nhằm truyền bá nền văn hoá và văn học giữa hai bên, từ giới thiệu thực trạng dịch thuật tác phẩm văn học bằng tiếng Đài và tiếng Việt đến sơ lượt lịch sử văn học hiện đại của Việt Nam, mang đến cho độc giả một cái nhìn bao quát về văn học hiện đại của Việt Nam. 

Nhà thơ Trần Nhuận Minh nhận Giải thưởng cống hiến từ ban tổ chức (Ảnh: Phương Thảo)

Ngoài ra, ban tổ chức cũng đã tổ chức trao “Giải thưởng cống hiến” cho nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Trần Nhuận Minh, nhà thơ Nguyễn Đăng Điệp và nhà thơ Tạ Duy Anh với những đóng góp to lớn cho sự giao lưu văn học giữa hai bên. Hiện tại, đã có hai tác phẩm thơ tiếng Đài được dịch sang tiếng Việt gồm có “Truyện các anh hùng Đài Loan” của tác giả Trần Kiến Thành, “Đầu lưỡi ngòi bút: Lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan” của tác giả Liêu Thụy Minh, 5 tác phẩm thơ tiếng Việt được dịch sang tiếng Đài gồm có “Đi ngang thế gian” của tác giả Trần Nhuận Minh, “Một số vấn đề văn học hiện đại” của tác giả Nguyễn Đăng Điệp, “Sống với Trung Quốc” của tác giả Tạ Duy Anh, “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm và tập thơ “Sông núi trên vai” của Hữu Thỉnh cùng với các tác giả khác.

Ông Tưởng Vi Văn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam cho biết rằng, tuy sự giao lưu kinh tế giữa Đài Loan và Việt Nam rất phát triển, nhưng về lĩnh vực văn học thì vẫn còn hạn chế, nên nhân dịp ngày Thơ Đài Loan 14/3 đã tổ chức hoạt động này nhằm truyền bá và thúc đẩy sự giao lưu văn học giữa Đài Loan và Việt Nam, tạo cơ hội cho các nhà thơ, nhà văn có thể kết nối với nhau và hiểu nhiều hơn về văn học giữa hai bên. Hiện tại cũng đã có nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Đài và tiếng Việt, ông cũng hy vọng rằng sự giao lưu văn học song phương sẽ ngày càng phát triển.

Phương Thảo



 

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore