close
Rti Tiếng ViệtTải App RTI ngay
Mở
:::

Bộ Pháp vụ: Có bãi bỏ án tử hình hay không phải dựa trên sự đồng thuận bằng lập pháp, mà không thể quyết định thông qua phán quyết tư pháp

  • 17 April, 2024
  • Hải Ly
Bộ Pháp vụ: Có bãi bỏ án tử hình hay không phải dựa trên sự đồng thuận bằng lập pháp, mà không thể quyết định thông qua phán quyết tư pháp
Thứ trưởng Bộ Pháp Vụ Thái Bích Trọng (Nguồn: CNA)

Vào ngày 23/4 tới Tòa án hiến pháp sẽ mở phiên tranh tụng về việc hình phạt tử hình liệu có vi phạm hiến pháp hay không, Bộ Pháp vụ cũng đã thành lập tiểu ban ứng biến tố tụng, mở nhiều cuộc họp và mời các học giả chuyên gia nghiên cứu thảo luận về chiến lược tố tụng, đồng thời thu thập các ví dụ lập pháp của nước ngoài cũng như tình hình tố tụng hiến pháp của các quốc gia quan trọng, vào ngày tranh tụng sẽ do Vụ trưởng Vụ Tư pháp thuộc Bộ Pháp Vụ ông Quách Vĩnh Phát dẫn đầu nhóm tranh tụng, để thể hiện lập trường nhận định hình phạt tử hình là phù hợp hiến pháp.

Theo bản diễn giải nội dung tranh tụng, Bộ Pháp vụ giải thích rằng, hiện nay có rất nhiều quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình thông qua lập pháp hoặc thông qua quy trình sửa đổi hiến pháp, hiện tại có rất ít quốc gia thông qua phiên tòa hiến pháp để tuyên bố trực tiếp rằng án tử hình là vi phạm hiến pháp, hơn nữa việc giải thích án tử hình vi phạm hiến pháp của những quốc gia đó đều là thông qua lập pháp, cơ quan hành chính đã có sự đồng thuận hoặc ít nhất không có lập trường đối lập. Vì vậy, ở Đài Loan hiện nay chưa có sự đồng thuận về vấn đề này, không những vậy còn có hơn 80% dân chúng phản đối, do đó không nên bãi bỏ án tử hình thông qua xem xét hiến pháp, nhất là trong khi vẫn có sự tranh cãi kịch liệt trong xã hội Đài Loan, nếu đột ngột tuyên bố bãi bỏ án tử hình, có thể sẽ gây ra sự đối lập và xung đột trong xã hội, cũng xâm phạm đến quyền lập pháp.

Trong phiên chất vấn trước Ủy ban Pháp chế và Tư pháp tại Viện Lập pháp vào ngày 17/4, Thứ trưởng Bộ Pháp vụ Thái Bích Trọng nhấn mạnh rằng: “Đó không phải là công việc mà Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao cần làm, có duy trì hình phạt tử hình hay không có thể thảo luận, nhưng cần thông qua sự đồng thuận của cơ quan lập pháp và cơ quan hành chính, cơ quan lập pháp là gần với dân ý nhất, nếu thực sự cần hủy bỏ án tử hình, thì sẽ do Viện Lập pháp chứ không phải do Viện Tư pháp chịu trách nhiệm”

Bộ Pháp vụ cũng chỉ ra rằng, Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao của Đài Loan đã nhiều lần tuyên bố tính hợp hiến của án tử hình, trật tự hiến pháp hiện hành và các giá trị pháp lý xã hội không có thay đổi, hầu hết dân chúng Đài Loan đều phản đối việc bãi bỏ án tử hình, vì vậy tòa án hiến pháp nên duy trì quan điểm về tính hợp hiến của án tử hình. Ngoài ra, các quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, Singapore và hầu hết các nước châu Á đều vẫn duy trì án tử hình. Tòa án tối cao của Mỹ từng chỉ ra rằng án tử hình có thể áp dụng cho những tội phạm cực kỳ nghiêm trọng, phán quyết của Tòa án tối cao Nhật Bản cũng cho rằng hình phạt tử hình không làm trái với ý nghĩa của hiến pháp; hay như phán quyết của Tòa án hiến pháp Hàn Quốc thì phán quyết án tử hình không vi phạm nguyên tắc cân xứng. Điều 6 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị không yêu cầu bãi bỏ hình phạt tử hình, nhưng yêu cầu hình phạt tử hình giới hạn chỉ được áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất.

Bộ Pháp vụ cho rằng, án tử hình là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng, và không được áp dụng các hình thức tra tấn vi phạm nhân phẩm con người, tàn nhẫn và vô nhân đạo, chỉ được áp dụng những hình phạt hợp pháp và hợp hiến.

Hải Ly

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore