close
Rti Tiếng ViệtTải App RTI ngay
Mở
:::

Năm nay Đài Loan xuất hiện trường hợp đầu tiên trẻ sơ sinh nhiễm listeriosis từ mẹ sang con

  • 08 May, 2024
  • Tường Vy
Năm nay Đài Loan xuất hiện trường hợp đầu tiên trẻ sơ sinh nhiễm listeriosis từ mẹ sang con
Năm nay Đài Loan xuất hiện trường hợp đầu tiên trẻ sơ sinh nhiễm listeriosis từ mẹ sang con

Sở Kiểm soát bệnh tật vừa công bố một trường hợp đầu tiên lây bệnh listeriosis từ mẹ sang con ở trẻ sơ sinh trong năm nay. Người mẹ đã phải điều trị y tế do sốt, mệt mỏi, đau bụng ở tuần thai thứ 34 và sau đó phải mổ lấy thai khẩn cấp do tim thai bất thường, vỡ ối và các triệu chứng khác. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có biểu hiện thể lực kém, khuôn mặt nhợt nhạt và được đưa vào phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt, sau khi kiểm tra được xác định là lây nhiễm dọc từ mẹ sang con, rất may hai mẹ con đã hồi phục và được xuất viện.

Bác sỹ phòng chống dịch bệnh Lâm Vịnh Thanh chỉ ra rằng, mặc dù mẹ của trẻ sơ sinh nhiễm bệnh cho biết đã từng ăn thực phẩm sống chế biến sẵn như salad và trái cây thái lát khi mang thai, nhưng do thời gian ủ bệnh của listeriosis kéo dài, vì thế khó có thể truy tìm và làm rõ nguồn lây nhiễm.

Thống kê cho thấy tính đến ngày 6 tháng 5 năm nay, đã có tổng cộng 51 trường hợp mắc bệnh listeriosis được xác nhận ở Đài Loan, chỉ cao hơn một chút so với 46 trường hợp cùng kỳ năm 2020 và 47 trường hợp cùng kỳ năm 2022. Xu hướng chung không tăng đáng kể so với các năm trước, trong đó phần lớn các trường hợp đều trên 60 tuổi, chiếm 78% và chỉ có 1 trường hợp là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

Đối với bệnh listeriosis, được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm đáng chú ý thứ 4 trong năm 2018, số ca mắc bệnh tích lũy ở nam nhiều hơn nữ và phần lớn các trường hợp đều trên 70 tuổi, chiếm 47%, tiếp theo là độ tuổi 60-70 tuổi chiếm 24%. Có tổng cộng 14 trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, trong đó 93% trường hợp phát bệnh trong vòng 3 ngày sau khi chào đời.

Vì virus Listeria thường được tìm thấy trong đất, nước thải, rau và thịt bán trên thị trường, nên nó cũng có thể không triệu chứng và tồn tại trong cơ thể con người, trong ruột động vật có vú và chim. Virus chủ yếu lây nhiễm qua việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Đài Loan từng phát hiện loài virus này trong các sản phẩm thịt đóng gói và cá sống cũng là thực phẩm có nguy cơ cao.

Thời gian ủ bệnh của bệnh listeriosis thường là 21 ngày, nhưng có những trường hợp bệnh xảy ra từ 3 đến 70 ngày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sau khi nhiễm bệnh phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của người bệnh. Người có khả năng miễn dịch bình thường không dễ bị nhiễm trùng, hoặc sau khi nhiễm bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.

Tuy nhiên, đối với người già, người có sức đề kháng kém, phụ nữ có thai, bào thai và trẻ sơ sinh có thể gây nhiễm trùng xâm lấn, thậm chí nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương kèm theo nguy cơ tử vong, nếu phụ nữ mang thai nhiễm bệnh cũng có thể gây sẩy thai, thai chết lưu và sinh non hoặc lây nhiễm sang thai nhi trong khi sinh, gây nhiễm trùng xâm lấn ở trẻ sơ sinh.

Bác sĩ Lâm Vịnh Thanh nhắc nhở, virus Listeria có thể tiếp tục phát triển và sinh sản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C, virus bị tiêu diệt khi làm nóng với nhiệt độ trên 72 độ C. Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa, khuyến khích nên rửa tay trước bữa ăn, nấu chín kỹ thực phẩm, không nên ăn uống sống, tránh lây nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và chín trong quá trình bảo quản, nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm, vệ sinh tay triệt để, tạo thói quen ăn uống vệ sinh, tránh ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn, thức ăn thừa, rau salad thừa, hoặc hâm nóng kỹ trước khi ăn.

CDC cũng kêu gọi người dân nếu xảy ra các triệu chứng như sốt, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy..., hãy nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt, các cơ sở y tế cũng nên báo cáo các trường hợp nghi ngờ trong vòng 72 giờ để tạo điều kiện cho đơn vị y tế có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.

Tường Vy

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore